Rate this post

Tết Trung thu, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm như: Bánh, mứt, kẹo, nước giải khát,… nhất là bánh Trung thu của người dân đang tăng đột biến.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, Trung tâm Y tế Tư Nghĩa lưu ý một số nội dung như sau:

Đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm:

– Thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm quy định về điều kiện cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ; Yêu cầu về kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất bánh trung thu, kẹo, nước giải khát, thực phẩm bao gói theo quy định.

– Về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, quy định về đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm, sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm.

Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm:

– Cơ sở kinh doanh bánh trung thu, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm bao gói phải bày bán và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, không bày bán gần hóa chất độc hại, tuyệt đối không được bán bánh quá hạn sử dụng, hư hỏng, biến chất.

– Quy định về đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm; Quy định về vệ sinh cá nhân người kinh doanh thực phẩm, quy định về nhãn mác.

Đối với người tiêu dùng:

– Nên mua bánh trung thu, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán đảm bảo điều kiện ATTP, kiểm tra nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng, không sử dụng bánh có dấu hiệu               hỏng, mốc.

– Các trường học, cơ quan, hội, đoàn thể tổ chức ăn uống, cấp phát thực phẩm cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu cần chú trọng trong việc lựa chọn, kiểm soát các loại bánh, kẹo, nước giải khát, thực phẩm bao gói đảm bảo ATTP.

Bs. Nguyễn Văn Ty – Khoa ATTP